Trang chủ Sống bằng sáng tạo 74 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng...

74 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2019

"Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2019” đã chính thức được công bố sáng 23/8 tại Hà Nội, qua đó vinh danh 74 công trình khoa học của người Việt.

Lễ công bố Sách vàng “sáng tạo Việt Nam 2019” do Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp cùng Bộ KH&CN, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Tham dự buổi Lễ có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ – Thường trực Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy viên Trung ương MTTQ Việt Nam;

ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Sách vàng Sáng tạo Việt Nam; ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; GS. TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Sách vàng Sáng tạo Việt Nam;

đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành ở Trung ương, lãnh đạo các tổ chức chính trị – xã hội; các vị trong Ban chỉ đạo, Hội đồng tuyển chọn, Ban Thư ký – Biên tập cùng đại diện tác giả, nhóm tác giả có công trình được công bố trong “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam” năm 2019.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2019.

Trong lần thứ tư công bố, Ban Chỉ đạo và Hội đồng tuyển chọn đã lựa chọn ra 74 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học, công nghệ để giới thiệu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2019.

Đây là những công trình tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực, phạm vi, đã được kiểm nghiệm qua thực tế; nhiều sáng kiến có giá trị hỗ trợ cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, đảm bảo môi trường, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quốc phòng, các giải pháp ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của sản phẩm, hàng hóa.

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, từ năm 2016 đến nay, gắn với kỷ niệm số năm thành lập nước, 290 công trình đã được giới thiệu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam. Năm 2020, đất nước kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn và Sách vàng Sáng tạo Việt Nam cũng sẽ được công bố lần thứ 5, Ban Thường trực sẽ tiến hành sơ kết, đánh giá hiệu quả đầy đủ của các công trình đã được công bố, xác định nhiệm vụ, giải pháp đổi mới trong giai đoạn tới cho phù hợp, hiệu quả hơn.

Tại Lễ công bố, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các bộ, ban, ngành, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các địa phương đã công nhận và trao nhiều giải thưởng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thu hút được đông đảo các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân quan tâm, hưởng ứng.

 

Đã có nhiều công trình khoa học công nghệ được trao giải, từng bước được áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Để khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách, đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học – công nghệ; quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách đột phá về khoa học công nghệ; không ngừng quan tâm, khuyến khích động viên các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tận dụng, phát huy lợi thế của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra các ý tưởng, các sản phẩm có tính ứng dụng cao, thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và năng lực cạnh tranh, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt đang được quan tâm hiện nay như: nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, tài nguyên môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, vật liệu mới, trí tuệ nhân tạo…, nhất là các giải pháp nâng cao năng suất lao động.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, từ thực tiễn sinh động của nhân dân trong hoạt động lao động sản xuất, cần tiếp tục tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước, ở từng bộ, ban, ngành và địa phương, nhất là Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam…

Qua đó khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng phong trào thi đua lao động sáng tạo, say mê tìm tòi, nghiên cứu để ngày càng có nhiều công trình, giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của quốc gia, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

CÁC TIN KHÁC

Intel xây dựng hệ thống mô phỏng thần kinh lớn nhất thế giới

Tập đoàn công nghệ Intel đã xây dựng hệ thống mô phỏng thần kinh lớn nhất thế giới để hỗ trợ các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) được lấy cảm hứng từ não bộ trong tương lai.

Khu di tích Kim Liên (Nghệ An) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người...

(kyluc.vn) Khu di tích Kim Liên, từ lâu đã đi vào tâm thức và quen thuộc với các thế hệ người dân Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra, nơi hội tụ tình cảm của đồng bào, chiến sỹ cả nước và bầu bạn năm châu; là địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng.

Di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người...

(kyluc.vn) Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly. Thành được xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397). Cùng năm đó Hồ Quý Ly cho di chuyển kinh đô từ thành Thăng Long (Hà Nội) vào Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá). Khu di tích Thành Nhà Hồ bao gồm một phức hợp các thành phần kiến trúc được xây dựng có tính toán, kết hợp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự nhiên, để đảm bảo chức năng làm một kinh đô mới thay cho kinh đô Thăng Long.

Thiên đường thú Vinpearl Safari Phú Quốc lập Kỷ lục Thế giới

(Kyluc.vn) Chiều ngày 20/4/2024 tại Quảng trường biển, Grand World Phú Quốc, được sự ủy quyền từ Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings), Đại diện Lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Thế giới đến Công ty Cổ phần Vinpearl Vinpearl. Theo đó, Safari Phú Quốc được ghi nhận là "Safari trên đảo đa dạng loài với số lượng cá thể động vật nhiều nhất trên thế giới”.

Meta tung ra trợ lý AI cải tiến, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với OpenAI

Meta Platforms vừa phát hành các phiên bản của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhất mang tên Llama 3, cùng với một trình tạo hình ảnh có khả năng cập nhật hình ảnh theo thời gian thực dựa trên các yêu cầu bằng văn bản của người dùng. Đây được xem là một bước đi của Meta nhằm bắt kịp OpenAI, công ty dẫn đầu thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.50) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Dấu ấn giao thoa kiến trúc giữa hai thế kỷ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp.